6 loại báo cáo cần phải có trong quản lý kinh doanh bán lẻ

linh
Thứ hai, ngày 23/8/2021.
Nội dung bài viết

Báo cáo và phân tích là điều không thể thiếu đối với bất kỳ công việc kinh doanh bán lẻ nào vì chúng cho bạn biết chính xác những gì đang diễn ra trong việc kinh doanh của bạn. Phân tích dữ liệu của bạn một cách chính xác sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt trong những hoạt động như đặt hàng, khuyến mãi và quản lý nhân sự. Hãy cùng Tinai tìm hiểu các loại báo cáo quan trọng và hữu ích nhất cho các doanh nghiệp bán lẻ nhé.

Các loại báo cáo liên quan đến quản lý doanh thu

1. Báo cáo bán hàng

Báo cáo này cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về doanh số bán hàng của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo bán hàng của bạn cũng phải hiển thị giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận và thuế để bạn có thể nắm bắt được số tiền được đầu tư lại vào doanh nghiệp của mình. Báo cáo bán hàng cũng cung cấp một cái nhìn vĩ mô hơn về doanh số bán lẻ của bạn. Bạn đã kiếm được bao nhiêu vào tuần trước hoặc tháng trước? Doanh số bán hàng tính đến thời điểm hiện tại của bạn so với năm ngoái thì sao? Những con số này cung cấp một số hiểu biết chung về tình hình kinh doanh của bạn và chúng có thể thông báo cho các quyết định trung và dài hạn trong việc kinh doanh.

2. Báo cáo bán hàng cho mỗi sản phẩm và danh mục sản phẩm

Có một cái nhìn tổng quan về doanh số bán hàng là tốt, nhưng để có được những thông tin chi tiết và có ý nghĩa hơn, bạn cũng cần phải nắm rõ doanh số bán hàng trên mỗi sản phẩm. Loại báo cáo này giúp bạn dễ dàng xác định các sản phẩm bán chạy nhất và kém nhất để bạn có thể ra quyết định phù hợp. Ví dụ, nếu một sản phẩm cụ thể đang bán chạy, bạn có thể cân nhắc đặt thêm sản phẩm đó. Mặt khác, nếu một sản phẩm đang bán chậm, bạn có thể cân nhắc chạy các chương trình khuyến mại để đẩy hàng đi. Bên cạnh đó, doanh số bán hàng trên mỗi danh mục sản phẩm giúp bạn có cái nhìn về xu hướng ở cấp độ rộng hơn. Giả sử bạn là kinh doanh giày dép và bạn nhận thấy rằng một thương hiệu hoặc kiểu giày cụ thể đang nhanh chóng trở nên phổ biến hoặc một số cỡ giày nhất định bán nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng những thông tin đó để điều chỉnh các quyết định đặt hàng và quảng cáo trong tương lai.

3. Báo cáo bán hàng cho mỗi khách hàng hoặc nhóm khách hàng

Bạn nên tạo báo cáo doanh số trên mỗi khách hàng hoặc doanh số trên mỗi nhóm khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn xác định tập khách hàng trung thành cũng như những người không tương tác với thương hiệu của bạn để điều chỉnh hoạt động tiếp thị và truyền thông của mình cho phù hợp. Nếu bạn biết những khách hàng hàng trung thành của mình là ai, bạn có thể tạo các sự kiện hoặc chương trình VIP đặc biệt để thu hút và khuyến khích họ mua hàng thêm.

Tải ngay ứng dụng Tinai giúp ghi chép thu chi, công nợ và quản lý hàng hóa dành cho các cửa hàng và hộ kinh doanh. Miễn phí 100%.

Các loại báo cáo liên quan đến quản lý kho hàng

4. Báo cáo hàng tồn kho

Báo cáo hàng tồn kho sẽ hiển thị số lượng đơn vị sản phẩm bạn hiện đang có trong kho. Thông tin này cũng cho bạn biết bạn hiện đang có bao nhiêu vốn trong kho của mình, từ đó có thể giúp bạn trong việc lên kế hoạch và dự báo tài chính cho tương lai.

5. Báo cáo hàng sắp hết

Hết hàng là việc tối kỵ trong bán lẻ. Việc hết hàng không chỉ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng mà còn có thể đưa khuyến khích khách hàng dùng sản phẩm và dịch vụ của đối thủ. Hãy tránh điều này bằng cách thường xuyên kiểm tra tình trạng hàng tồn kho của bạn và đặt hàng kịp thời cho những mặt hàng sắp hết. Xem xét báo cáo hàng sắp hết thường xuyên cũng có thể giúp bạn phát hiện ra các mẫu sản phẩm liên tục ở tình trạng hết hàng. Nếu một số mặt hàng cụ thể luôn hiển thị trên báo cáo này thì bạn nên tăng số lượng hàng đó trên mỗi đơn đặt hàng của bạn.

6. Báo cáo hiệu suất sản phẩm

Các mặt hàng bán nhanh như thế nào? Sản phẩm nào mang lại nhiều doanh thu nhất? Những câu hỏi như vậy có thể được trả lời bằng Báo cáo hiệu suất sản phẩm của bạn. Báo cáo này sẽ cho biết bạn đã bán được bao nhiêu hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định cũng như tổng kết các mặt hàng đã bán mỗi tháng hoặc mỗi tuần. Sử dụng báo cáo hiệu suất sản phẩm để xác định mặt hàng nào đáng đầu tư và mặt hàng nào không nên đặt hàng lại hoặc đặt ít. Một báo cáo hiệu suất sản phẩm tốt cũng cho bạn biết ngày bạn bán một mặt hàng lần đầu tiên cũng như ngày bán hàng cuối cùng cho sản phẩm đó. Nếu có khoảng cách lớn giữa ngày bán đầu tiên và ngày bán cuối cùng, thì điều đó cho thấy mặt hàng đó bán khá chậm và không nên đặt số lượng lớn lần sau.

Tải ứng dụng quản lý
bán hàng miễn phí Tinai

Tải ứng dụng trên App StoreTải ứng dụng trên Google Play
Copyright 2022 Tinai. All Rights Reserved.