So sánh phần mềm Kiotviet, Sapo và Tinai 2022 (kèm ảnh). Phần mềm quản lý bán hàng nào là tốt nhất?

linh
Ngày 16/01/2022
Nội dung bài viết

Hiện nay có 3 phần mềm quản lý bán hàng phù hợp nhất cho các cửa hàng có quy mô vừa, nhỏ hoặc rất nhỏ tại Việt Nam. Nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn Sapo, Kiotviet hay Tinai thì bài đánh giá này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về những ưu điểm và nhược điểm của 3 phần mềm này, chi tiết theo từng tiêu chí, tính năng cụ thể để giúp bạn đưa ra quyết định thích hợp nhất cho bản thân và doanh nghiệp của mình.

1. Giới thiệu về công ty

  • Kiotviet là startup ra đời năm 2014, trực thuộc Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo. Trên website, Kiotviet công bố hiện tại đang có hơn 100,000 cửa hàng sử dụng.
  • Sapo là phần mềm quản lý bán hàng được cung cấp bởi Công ty công nghệ Sapo. Ra đời năm 2008, đến nay Sapo đã thu hút hơn 150,000 khách hàng sử dụng.
  • Tinai là sản phẩm ứng dụng quản lý bán hàng trên điện thoại được cho ra mắt vào năm 2021. Mặc dù là sản phẩm được ra mắt muộn nhất trong 3 cái tên nhưng Tinai đã chứng tỏ sức thu hút khi có hơn 20,000 người dùng chỉ sau 6 tháng đầu tiên ra mắt.

2. Về lĩnh vực quản lý

Tinai có giao diện đơn giản, thân thiện nên phù hợp với hầu như tất cả các ngành nghề. Do điểm mạnh của Tinai là tính năng quản lý công nợ nên đặc biệt phù hợp với các ngành như vật liệu xây dựng, chăn nuôi gia cầm, nông sản, và bán lẻ tạp hóa.
Hiện nay Kiotviet đang hỗ trợ quản lý bán hàng cho 14 lĩnh vực cụ thể. Trong đó nổi bật là các lĩnh vực: Bar – nhà hàng, Khách sạn, Điện thoại và điện máy, Nội thất và gia dụng.
Sapo tập trung vào các ngành hàng bán lẻ như thời trang, tạp hóa, mỹ phẩm, siêu thị mini và các doanh nghiệp bán hàng online.

3. Giao diện sử dụng

Giao diện web

Kiotviet: Đối với người lần đầu sử dụng Kiotviet, giao diện khá phức tạp và không có nhiều hướng dẫn để người dùng tự thao tác, cần sự hỗ trợ của đội sales để hiểu các thao tác cơ bản. Do Kiotviet có nhiều tính năng nên giao diện nhìn khá rối mắt, khó tìm kiếm các nút hành động để bắt đầu một tác vụ.

Phần mềm quản lý khách hàng online đơn giản cho cửa hàng

Sapo: Hướng thiết kế của Sapo hiện đại với các phần rõ ràng, thân thiện với người mới bắt đầu sử dụng. Các tác vụ chính được để ở phía bên tay trái, nếu bấm vào thì sẽ hiện chi tiết ở chính giữa.

Sapo “thay áo mới” màn hình tạo đơn hàng online: Xử lý tinh gọn trên 1 màn  hình – CTY NHƠN MỸ

Tinai: Do Tinai chỉ có trên điện thoại nên không có giao diện web.

Giao diện ứng dụng di động

Hiện nay, nhiều cửa hàng đã chuyển qua sử dụng phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại do tính tiện lợi và lưu động mà máy tính không thể đáp ứng được. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh trong tay, bạn có thể hoàn thành gần như tất cả các tác vụ giống như trên máy tính.

Tinai: Tinai chỉ có một ứng dụng duy nhất và tích hợp tất cả các tính năng trên ứng dụng này. Giao diện trên điện thoại của Tinai được thiết kế theo hướng đơn giản, hiện đại, đem lại cảm giác “thoáng mắt” cho người dùng. Tất cả các tác vụ cơ bản trong việc quản lý kinh doanh như tạo đơn hàng/phiếu chi, theo dõi công nợ, quản lý hàng tồn đều có thể dễ dàng truy cập chỉ sau 1-2 nút bấm.


Kiotviet: Phiên bản ứng dụng di động của Kiotviet chia làm 2 app, một app Quản lý và một app Bán hàng. App quản lý có mục đích để chủ cửa hàng theo dõi tình hình kinh doanh còn app Bán hàng có mục đích lên đơn và tạo phiếu chi. Việc chia làm 2 app tuy sẽ tách biệt được nhiều tác vụ giữa chủ shop và nhân viên nhưng sẽ khá bất tiện cho cửa hàng nào mà muốn kiểm soát mọi tính năng chỉ trong một app.  

Ứng dụng/App BÁN HÀNG TRÊN DI ĐỘNG MIỄN PHÍ hiệu quả nhất hiện nay


Sapo: Không giống như Kiotviet, app của Sapo tích hợp mọi thứ từ bán hàng, báo cáo cho đến quản lý đa kênh ngay trên một ứng dụng. Tuy nhiên, do Sapo cũng có khá nhiều tính năng nên các tác vụ thường phải đi qua nhiều màn hình và nhập nhiều thông tin, gây cảm giác phức tạp cho người dùng.

Khám phá 8 điểm nổi bật của ứng dụng Sapo trên di động hoàn toàn mới

4. Các tính năng chính

Quản lý đơn hàng

Tinai: Việc tạo đơn hàng trên app Tinai rất nhanh chóng và đơn giản. Để tạo một đơn hàng đã thanh toán, thông tin duy nhất mà bạn cần điền là tổng tiền của hóa đơn. Điều này rất tiện khi cửa hàng đang đông và bạn chỉ muốn ghi lại số tiền để đỡ quên. Bạn hoàn toàn có thể thêm vào hoặc chỉnh sửa thông tin sau khi đã tạo đơn.

Kiotviet: Sau khi tạo và lưu đơn hàng, Kiotviet có chế độ lọc cho các đơn hàng theo các tiêu chí trong phần Quản lý. Người dùng có thể lọc theo thời gian, trạng thái đơn hàng, người tạo, v.v hoặc xuất file hóa đơn. Nếu muốn tách đơn bán online từ các sàn như Shopee, Lazada với những đơn được tạo từ phần Bán hàng bình thường thì người dùng vẫn phải tách thủ công hoặc phải tìm kiếm theo phần ghi chú. Có thể thiết lập quyền hạn quản lý đơn hàng riêng cho từng tài khoản nhân viên trên Kiotviet.

Sapo: Việc thêm đơn ở Sapo rõ ràng hơn trên Kiotviet, người bán có thể thấy rõ quá trình lên đơn, xuất kho và hoàn thành đơn hàng. Tuy nhiên, để tạo một đơn hàng thì bạn phải tiến hành nhập kho sản phẩm trước đó do Sapo không cho phép bán âm sản phẩm. Điều này nhiều khi khá bất tiện khi chủ cửa hàng muốn tạo đơn nhanh nhưng trong kho sản phẩm lại không đủ.

Quản lý công nợ

Cả Sapo và Kiotviet đều cho phép quản lý công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp. Hai phần mềm này cho phép người dùng lưu lại các thông tin như tên khách hàng, số điện thoại, số dư nợ hiện tại, bao gồm tổng nợ cần thu và tổng nợ cần trả, hạn thanh toán. Ứng dụng Tinai cũng có những tính năng tương tự; tuy nhiên, phần thiết kế của Tinai nhìn đơn giản và đỡ phức tạp hơn hai phần mềm trên. Hơn nữa do là ứng dụng trên điện thoại nên người dùng có thể gửi file hóa đơn, gửi tin nhắn nhắc thanh toán (miễn phí) ngay trên điện thoại qua SMS hoặc Zalo một cách rất dễ dàng.

Mức giá

Hiện tại KiotViet đang có 2 gói dịch vụ với mức giá rẻ nhất là 180.000đ. Sapo có nhiều gói dịch vụ hơn với mức giá thấp nhất từ 119.000đ (Sapo FnB). Người dùng có thể tham khảo mức giá của các gói dịch vụ này ngay trên website của Kiotviet và Sapo. Cả hai phần mềm đều có thời hạn dùng thử để người dùng trải nghiệm trước khi mua. Để sử dụng dịch vụ thì bạn cần ký hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định và sau khi hết hạn hợp đồng, mức giá có thể thay đổi.

Đối với những người mới kinh doanh hoặc muốn cắt giảm chi phí thì ứng dụng Tinai chắc chắn sẽ là lựa chọn tối ưu nhất vì hoàn toàn miễn phí. Không có chi phí dùng thử, không giới hạn thời gian, số lượng giao dịch khi dùng ứng dụng, tất cả các tính năng đều miễn phí.
Còn về tính ổn định của hệ thống thì nói chung, phần mềm nào cũng sẽ phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng. Quan trọng là lỗi ít hay nhiêu và quá trình tiếp nhận phản hồi và xử lý yêu cầu của khách hàng của mỗi bên nhanh hay chậm. Tóm lại thì hai phần mềm Sapo và Kiotviet vẫn được đánh giá là ổn định nhất so với các phần mềm quản lý bán hàng khác trên thị trường.

Kết

Cả Tinai, Sapo và Kiotviet đều có những ưu, nhược điểm riêng và đang trong quá trình được cải thiện liên tục để mang đến cho người dùng những trải nghiệm chất lượng nhất. Lựa chọn bên nào là tùy thuộc vào nhu cầu và định hướng và mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chọn lựa được một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp.

Tải ứng dụng quản lý
bán hàng miễn phí Tinai

Tải ứng dụng trên App StoreTải ứng dụng trên Google Play
Copyright 2022 Tinai. All Rights Reserved.