So sánh top 4 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

linh
Ngày 07/01/2022
Nội dung bài viết

Trong thời đại công nghệ lên ngôi, phần mềm bán hàng đã trở thành một công cụ trợ giúp đắc lực dành cho doanh nghiệp và các cửa hàng bán buôn, bán lẻ ở mọi ngành nghề. Vậy nhưng trên thị trường hiện đang có quá nhiều phần mềm, ứng dụng bán hàng khác nhau, khiến các chủ shop bối rối không biết nên chọn phần mềm bán hàng nào. Bài viết này của Tinai sẽ điểm qua 4 phần mềm bán hàng phổ biến và hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay để giúp các chủ shop đưa ra lựa chọn phù hợp.

Phần mềm quản lý bán hàng là gì?

Phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn, nhỏ hay cá nhân bán hàng quản lý hiệu quả công việc của mình trong tất cả các phân đoạn bán hàng: từ nhập hàng, quản lý hàng tồn kho, lên đơn cho đến chăm sóc khách hàng và hậu mãi. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp cho người bán kiểm soát và tối ưu hóa tất cả hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng, tiện lợi, chính xác ở mọi nơi mọi lúc.

Tại sao nên dùng phần mềm quản lý bán hàng?

Bạn có thể nghĩ rằng phần mềm quản lý bán hàng chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp lớn còn những cửa hàng nhỏ lẻ, truyền thống hay cá nhân bán hàng online thì không cần thiết. Nhưng thực ra, phần mềm quản lý bán hàng có thể đem lại lợi ích cho mọi công việc kinh doanh, bất kể là quy mô như thế nào. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn:

1. Cải thiện trải nghiệm của khách hàng

Hiện nay, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn và rất ít thời gian. Sản phẩm của bạn tốt nhưng việc phục vụ chưa được chất lượng, nhanh chóng thì cũng khó mà níu chân khách hàng. Phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Với một phần mềm bán hàng tốt, bạn có thể kiểm tra hàng tồn kho, báo giá, chốt đơn và gửi hóa đơn cho khách trong chớp mắt. Đặc biệt, một vài phần mềm bán hàng còn có thể giúp bạn tạo file hóa đơn và gửi ngay khách hàng trên điện thoại.

2. Tiết kiệm thời gian

Khi bán hàng truyền thống, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để quản lý thủ công bằng sổ giấy. Ghi chép thu chi bằng sổ giấy có thể giúp bạn tiện khi ghi chép, nhưng đến lúc tổng hợp số liệu hoặc đối chiếu thì rất mất thời gian và bất tiện, thậm chí dễ sai sót. Những chủ shop có kỹ năng tin học thì sẽ chuyển qua dùng Excel nên việc quản lý đã bớt thủ công hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết và vận dùng tốt các hàm Excel trong việc quản lý thu chi, hàng hóa. Việc sử dụng máy tính để làm Excel cũng gây ra bất tiện khi chủ shop phải di chuyển thường xuyên, không thể sử dụng máy tính nhiều. Chính vì vậy, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chính là cách hợp lý nhất.

3. Lưu trữ thông tin, dễ dàng đánh giá, phân tích

Một điểm cộng khác khi dùng phần mềm bán hàng là có thể lưu trữ thông tin kho hàng, khách hàng và doanh thu để có thể đánh giá, phân tích. Bất kỳ khi nào bạn cần, bạn cũng có thể truy xuất lại thông tin trên hệ thống của phần mềm. Bên cạnh đó, nhiều phần mềm cũng tổng hợp báo cáo tự động, giúp chủ shop hiểu tình trạng kinh doanh hơn để đưa ra quyết định phù hợp. Ví dụ, bạn đang kinh doanh thời trang, dựa trên dữ liệu bán hàng bạn có thể biết khách hàng đang ưa chuộng phong cách thời trang nào để chủ động nhập hàng về bán.

Những tiêu chí lựa chọn phần mềm bán hàng

1. Dễ sử dụng

Tương tự như khách hàng, các chủ shop ngày nay cũng có rất ít thời gian. Vì vậy, bạn nên tìm một phần mềm bán hàng đáp ứng đủ nhu cầu, có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, không nên sử dụng những phần mềm quá phức tạp, rối rắm.

2. Hỗ trợ sau bán hàng tốt

Phần mềm bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn. Vậy nên, hãy chọn những phần mềm có hỗ trợ 24/24 để trợ giúp bạn khi có sự cố.

3. Giá cả phù hợp

Hầu hết các phần mềm bán hàng hiện nay đều có mức giá khá rẻ. Tuy nhiên, với những chủ shop không có ngân sách, có rất nhiều phần mềm bán hàng miễn phí tốt mà bạn có thể cân nhắc.

Top 4 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

1. Ứng dụng quản lý bán hàng Tinai

Ưu điểm:
- Có đầy đủ các tính năng cơ bản mà một chủ shop cần: lên đơn hàng, in hóa đơn, quản lý hàng tồn kho, báo cáo thu chi, theo dõi công nợ
- Bạn có thể quản lý cửa hàng từ xa mọi lúc, mọi nơi với Tinai.
- Giao diện rất đơn giản, dễ sử dụng, không cần tốn thời gian làm quen.
- Đội ngũ hỗ trợ 24/7.
- Miễn phí 100%.

Nhược điểm:
- Hiện tại chỉ có phiên bản ứng dụng di động, không có phiên bản website.
- Do hướng đến sự đơn giản, tiện lợi cho việc kinh doanh ở mọi ngành nghề nên một vài tính năng cho các ngành đặc thù chưa có.

Tải ngay ứng dụng Tinai giúp ghi chép thu chi, công nợ và quản lý hàng hóa dành cho các cửa hàng và hộ kinh doanh. Miễn phí 100%.

2. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo

Ưu điểm:
- Có đầy đủ tất cả các tính năng mà chủ shop cần, từ quản lý kho, quản lý doanh thu, chi phí cho đến quản lý khách hàng.
- Tích hợp với sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo), các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram) và các đơn vị vận chuyển (GHN, GHTK, Viettel Post, Grab,…).
- Giao diện thân thiện với người dùng, trải nghiệm tính năng mượt mà.
- Hỗ trợ sau bán hàng tốt.
Nhược điểm:
- Cần trả phí dịch vụ theo hợp đồng và giá dịch vụ có thể tăng sau khi hợp đồng hiện tại chấm dứt.
- Khi mới sử dụng cần khá nhiều thời gian để làm quen với hệ thống.
- Có quá nhiều tính năng nên việc sử dụng đôi khi khá phức tạp, rối rắm.
- Sapo có cả phiên bản website và ứng dụng di động. Tuy nhiên, ứng dụng di động chưa có nhiều tính năng như phiên bản website.

3. Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet

Ưu điểm:
- Giống như Sapo, KiotViet cũng có đầy đủ các tính năng mà chủ shop cần. Bên cạnh đó, KiotViet còn có phiên bản riêng phù hợp với từng ngành hàng.
- Có thể kết nối với các sàn thương mại điện tử và các bên vận chuyển thứ ba.
- Hiện tại Kiotviet cũng đã có cổng vận chuyển để hỗ trợ đẩy đơn ship hàng. Kiotviet kết nối với 4 bên: Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng Nhanh, Viettel Post và Speedlink. Tuy nhiên muốn kết nối thì phải gửi thông tin để Kiotviet đăng ký cho chứ không chủ động kết nối như Sapo được.
Nhược điểm:
- Phù hợp hơn với các cửa hàng bán lẻ muốn tập trung bán offline ở cửa hàng, chưa mạnh lắm về việc hỗ trợ bán hàng online như Sapo.
- Giống như Sapo, bạn cũng phải trả phí cho KiotViet và mức phí có thể tăng sau khi hợp đồng kết thúc.

4. Phần mềm MISA

Ưu điểm:
- Rất phù hợp với các doanh nghiệp cần rõ ràng, minh bạch trong khâu quản lý tài chính
- Phù hợp để kê khai, quyết toán thuế
Nhược điểm:
- Giao diện rất phức tạp và đòi hỏi người dùng phải có kiến thức làm báo cáo tài chính thì mới có thể hiểu và sử dụng tốt
- Tốc độ xử lý dữ liệu chậm, đặc biệt là khi cập nhật giá xuất hoặc bảo trì dữ liệu
- Đòi hỏi cấu hình máy tính cao

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các chủ shop có thể lựa chọn cho mình một phần mềm phù hợp. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan về các giải pháp phần mềm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay lập tức.

Tải ứng dụng quản lý
bán hàng miễn phí Tinai

Tải ứng dụng trên App StoreTải ứng dụng trên Google Play
Copyright 2022 Tinai. All Rights Reserved.