Tham khảo các nguồn nhập hàng uy tín cho các tiệm tạp hóa

linh
Thứ năm, ngày 5/8/2021
Nội dung bài viết

Một trong những chiến lược quan trọng nhất để kinh doanh tiệm tạp hóa thành công đấy chính là bí quyết nhập hàng rẻ nhưng chất lượng. Cùng Tinai điểm qua những nguồn hàng mà các chủ cửa hàng có thể tham khảo khi nhập hàng nhé.

1. Các chợ đầu mối

Nguồn hàng đầu tiên mà các chủ tiệm có thể tìm đến đấy chính là chợ bán buôn. Do là chợ nên giá cả hàng hóa sẽ không được niêm yết rõ ràng mà yêu cầu chủ tiệm phải có nhiều kinh nghiệm để tìm được hàng hóa chất lượngvà có mức giá tốt.

Một vài khu chợ mà các chủ tiệm có thể tham khảo:

Tại Hà Nội

· Phố Mạc Thị Bưởi (Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng): Chuyên các mặt hàng tạp hóa và bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, nước khoáng, cà phê, mỹ phẩm

· Phố Hàng Buồm: Chuyên bán buôn các sản phẩm tạp hóa, bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí và các loại nước giải khát

· Phố Nguyễn Siêu (quận Hoàn Kiếm)

· Chợ đầu mối Đồng Xuân

· Xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội)

· Khu vực Phổ Tang (Vĩnh Phúc)

Tại thành phố Hồ Chí Minh

· Chợ Lớn - Chợ Bình Tây (địa phận quận 5, quận 6, quận 10 và quận 11)

· Chợ đầu mối Bình Điền (Đại lộ Nguyễn Văn Linh, KP6, quận 8)

· Chợ Bến Thành (Đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1)

· Chợ đầu mối Thủ Đức (Số 5 Quốc Lộ 1A, phường Tam Bình, quận Thủ Đức)

· Chợ đầu mối An Đông (Công trường An Đông, phường 9, quận 5)

· Chợ đầu mối Kim Biên (37 Vạn Tượng, phường 13, quận 5)

· Chợ đầu mối Tân Bình (172 Lý Thường Kiệt, phường 8, quận Tân Bình)

· Chợ đầu mối Đầm Sen (39 Nguyễn Văn Phú, phường 5, quận 11)

Tải ngay ứng dụng Tinai giúp ghi chép thu chi, công nợ và quản lý hàng hóa dành cho các cửa hàng và hộ kinh doanh. Miễn phí 100%.

2. Các hệ thống siêu thị lớn

Một số hệ thống siêu thị ở cũng là nguồn cung ứng hàng hóa chất lượng. Nếu bạn có thể tìm được mã giảm giá, voucher thì giá mua về sẽ được ưu đãi thêm rất nhiều. Một vài hệ thống siêu thị bạn có thể tham khảo bao gồm:

· Mega Market Việt Nam (trước kia là Metro)

· Big C

· AEON Việt Nam

· Co.op mart

· Lotte Mart

3. Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất của các nhãn hàng

Thông qua các nhân viên tiếp thị (sales), những công ty sản xuất hàng tiêu dùng xây dựng một hệ thống phân phối tiếp cận trực tiếp các cửa hàng tạp hóa. Đây là nguồn hàng cung cấp cho cửa hàng tạp hóa đảm bảo nhất về mặt chất lượng và không bị rủi ro hàng giả. Các cửa hàng sẽ được phân loại tùy theo mức doanh số và quy mô hoạt động. Dựa vào sự phân loại này mà công ty sản xuất có những chương trình ưu đãi mua hàng hoặc hỗ trợ bán hàng, trưng bày khác nhau. Để liên hệ bạn nên lên thẳng website của hãng, vào mục liên hệ và gửi email hoặc gọi trực tiếp để được đội ngũ sales hỗ trợ.

Dưới đây là danh sách một số nhà sản xuất có tên tuổi dựa theo mặt hàng kinh doanh:

· Hàng hóa mỹ phẩm: UnileverPhú Thái (P&G)

· Nước ngọt: Suntory Pepsico (Pepsi, Sting, 7up, Mirinda, Revive, Ô Long) và Coca Cola (Coca Cola, Sprite, Nutri, Fanta). Ngoài ra có thể tham khảo Tân Hiệp Phát (Number 1)

· Các loại sữa: Vinamilk, TH True Milk , Cô gái Hà Lan, Nestle (Milo)

· Dầu ăn: Cái Lân Calofic (Simply, Neptune, Meizan, Cái Lân,Kiddy, Olivoilà) và Tường An

4. Tham gia các hội nhóm trên Facebook

Trước đây mọi người thường kinh doanh truyền thống nên chỉ tập trung lấy hàng ở các khu chợ buôn và đại lý cấp cao. Tuy nhiên, khi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc tìm nhà phân phối qua các mạng xã hội như Facebook đã trở nên rất phổ biến. Các chủ tiệm có thể tham gia vào các group hoặc theo dõi các fanpage dành cho những người quan tâm đến hàng tạp hóa. Chỉ cần gõ chữ “nhóm tạp hóa”, “nguồn hàng hóa” trên thanh tìm kiếm là sẽ ra được rất nhiều kết quả. Tuy nhiên, các chủ tiệm cũng nên cẩn trọng và tìm hiểu kỹ các nhà phân phối qua những hội nhóm này trước khi bắt tay hợp tác.

5. Các trang thương mại điện tử, diễn đàn bán hàng

Các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada) hoặc các diễn đàn buôn bán uy tín như Chợ Tốt, Rồng Bay, Nhật Tảo, cũng có những nguồn hàng giá sỉ chất lượng. Bạn có thể chủ động tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp có chính sách bán buôn thích hợp để nhập hàng. Tuy nhiên, diễn đàn online có khả năng xuất hiện nhiều trường hợp lừa đảo, bán hàng kém chất lượng vì vậy hãy thật cẩn thận khi nhập hàng bằng phương pháp này.

6. Lấy hàng tạp hoá từ nước ngoài

Sau khi tìm hết nguồn hàng trong nước, bạn có thể tham khảo cách nhập hàng từ nước ngoài. Một số trang mạng từ nước ngoài như Alibaba, Taobao (Trung Quốc), Amazon, Ebay (toàn cầu), Gmarket (Hàn Quốc), Rakuten (Nhật Bản), v.v. được nhiều chủ shop tin tưởng lựa chọn để nhập hàng. Nguồn hàng này có ưu điểm là giá thành rẻ, mặt hàng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, phương pháp lấy hàng từ nước ngoài cũng tồn tại một số khuyết điểm nhất định là rào cản ngôn ngữ, phí vận chuyển quốc tế và giao dịch tài chính qua mạng còn chưa thực sự đảm bảo an toàn và nhanh chóng.

Tải ứng dụng quản lý
bán hàng miễn phí Tinai

Tải ứng dụng trên App StoreTải ứng dụng trên Google Play
Copyright 2022 Tinai. All Rights Reserved.